Nhiều cầu thủ nhập tịch của Indonesia sẽ không thể tham dự AFF Cup 2024 (Ảnh: PSSI).
Điều đó cho thấy sức mạnh của Garuda ở giải đấu cấp độ Đông Nam Á sẽ thay đổi đáng kể so với đội hình tham dự vòng loại thứ ba World Cup 2026. Trong những trận đấu ở vòng loại gặp đối thủ hàng đầu châu Á, Indonesia đều ra sân với 8-10 cầu thủ nhập tịch. Hay nói cách khác, chỉ khi sử dụng lực lượng nhập tịch (phần đông là gốc Hà Lan), Indonesia mới có thể chống cự được đối thủ mạnh hơn rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra là khi không còn cầu thủ nhập tịch, Indonesia có thể tạo nên sự khác biệt ở đấu trường Đông Nam Á. Không thể nói rằng đội bóng xứ Vạn đảo không có tham vọng ở đấu trường AFF Cup khi họ chưa từng vô địch một lần nào trong quá khứ. Tuy nhiên, HLV Shin Tae Yong đành lực bất tòng tâm khi không thể thuyết phục được CLB châu Âu nhả cầu thủ tham dự AFF Cup (giải đấu không thuộc hệ thống thi đấu của FIFA).
Trong phát biểu cách đây không lâu, HLV Shin Tae Yong thừa nhận lực lượng Indonesia "không nhập tịch" có thể thất bại trước tuyển Việt Nam. Ông nói: "Quả thực, Indonesia có thể sẽ phải tham dự AFF Cup với lực lượng gồm nhiều cầu thủ U22. Như vậy, sức mạnh của chúng tôi sẽ thua kém các đối thủ cạnh tranh ở AFF Cup 2024".
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta xem thường đối thủ này. Bởi lẽ, trong những năm qua, Indonesia vẫn âm thầm phát triển và đào tạo lứa cầu thủ trẻ. Bằng chứng rõ nhất là việc lứa U23 Indonesia đã lọt vào bán kết giải U23 châu Á và suýt nữa có vé tham dự giải U23 thế giới.
Lứa U23 Indonesia với không nhiều cầu thủ nhập tịch từng đánh bại Hàn Quốc ở giải U23 châu Á (Ảnh: AFC).
Nên nhớ, trong đội hình U23 tham dự giải đấu đó cũng bao gồm ba cầu thủ nhập tịch là Justin Hubner, Ivar Jenner và Rafael Struick (giống như AFF Cup 2024). Đương nhiên, không thể phủ nhận tài năng của những cầu thủ bản địa Indonesia.
Trong chiến thắng của Indonesia trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Marselino Ferdinan đã tỏa sáng rực rỡ để giúp Garuda chiến thắng. Ngoài ra, HLV Shin Tae Yong thường xuyên sử dụng một vài cầu thủ bản địa như Rizky Ridho, Pratama Arhan, Yakob Sayuri, Hokky Caraka, Witan Sulaeman, Ricky Kambuaya trong đội hình của đội tuyển Indonesia.
Lứa trẻ của Indonesia còn có Muhammad Ferarri, Ernando Ari, Komang Teguh, Jeam Kelly Sroyer hoàn toàn đủ sức thi đấu cho đội tuyển quốc gia.
Ở cấp độ trẻ hơn, U17 Indonesia từng tham dự giải U17 thế giới năm 2023 và thi đấu khá hay (hòa Ecuador, Panama, thua Morocco) hay lứa U19 Indonesia tham dự giải châu Á.
Nói vậy để thấy rằng, bóng đá Indonesia có nội lực nhất định, chứ không đơn thuần phụ thuộc hoàn toàn vào các cầu thủ nhập tịch. Họ chỉ được bổ sung vì mục tiêu giúp Garuda tham dự World Cup 2026. Còn về đấu trường Đông Nam Á, lực lượng bản địa của Indonesia hoàn toàn có tiềm năng tranh chấp.
Nên nhớ, Indonesia từng đánh bại tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2023 nhờ lực lượng mới chỉ nhập tịch sơ khai, chưa có nhiều ngôi sao hàng đầu như thời điểm này. Do đó, chúng ta không thể chủ quan ngay cả khi Indonesia sử dụng cầu thủ bản địa ở AFF Cup.
Thời thế đã đổi thay khi các cầu thủ Indonesia đã quen thuộc với triết lý của HLV Shin Tae Yong, còn đội tuyển Việt Nam vẫn loay hoay tìm "công thức chiến thắng" cùng HLV Kim Sang Sik.
Theo phản ánh của anh N.M.D, trưởng đoàn karate Tân Bình lên tiếng ngỏ ý muốn bé T.M và anh N.M.D "nhường" HCV cho Bình Thạnh, vì "Bình Thạnh ít huy chương". Đồng thời, theo phản ánh của anh N.M.D, trong quá trình thi đấu, các trọng tài không công bằng ở trận tranh HCV của bé T.M với vận động viên (VĐV) của Bình Thạnh.
Giải karate năng khiếu - trẻ TPHCM năm 2024 (Ảnh: Liên đoàn karate TPHCM).
Nắm được thông tin sự việc, ngay sau đó, Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) TPHCM, mà đại diện là Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TPHCM (đơn vị quản lý các môn thi đấu thể thao của thành phố) đã tiến hành 3 bước quan trọng.
Thứ nhất, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TPHCM yêu cầu HLV trưởng đội karate Tân Bình Nguyễn Thị Mộng Tâm, người bị tố cáo trong sự việc nói trên, cùng Trung tâm VH-TT Tân Bình giải trình. Thứ hai, trung tâm yêu cầu tổ trọng tài điều hành trận đấu, tổng trọng tài của giải phải giải trình về kết quả của trận đấu có liên quan.
Thứ ba, Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TPHCM mời tổ trọng tài độc lập của Liên đoàn karate TPHCM vào chấm điểm lại, giám định lại kết quả của trận đấu này qua băng hình.
Đến chiều nay, kết quả của việc chấm điểm lại, giám định lại đã có. Liên đoàn karate TPHCM đã gửi văn bản phúc đáp số 53/BC-LĐKA vào chiều 26/8, với nội dung: "Căn cứ thông báo số 1, Trích điều 13 Liên đoàn karate thế giới năm 2024, Trích điều 9 Điều lệ giải Karate năng khiếu - trẻ TPHCM 2024".
Kết quả trận đấu với tỷ số VĐV đai xanh (VĐV T.M của đoàn Tân Bình) là 3 điểm - VĐV đai đỏ (VĐV của đoàn Bình Thạnh) là 11 điểm, chênh lệch 8 điểm, VĐV đai đỏ thắng cuộc là đúng theo luật thi đấu. 10/10 tình huống phản ánh theo đơn là không chính xác".
Với văn bản này, việc chấm điểm lại không có khác biệt so với kết quả chấm điểm ban đầu của các trọng tài điều hành trận đấu của VĐV T.M với VĐV đội karate Bình Thạnh.
Trước đó, chia sẻ với phóng viên Dân trívào buổi trưa nay (28/6), Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TPHCM cho biết đã nhận được văn bản giải trình của tổ trọng tài điều hành trận đấu, trong đó có nội dung quan trọng: "Trước giải, vào ngày 12/8, Ban tổ chức (BTC) giải karate năng khiếu - trẻ TPHCM có ra thông báo số 01".
"Theo thông báo này, đối với các trận đấu đối kháng thuộc lứa tuổi 10-11, các VĐV không được đánh vào vùng mặt đối phương. Nếu đánh vào vùng mặt sẽ bị trừ điểm. Các trọng tài cho biết họ đã làm đúng luật. Tổ giám sát chuyên môn của giải gồm 3 người cũng giải trình rằng các trọng tài làm đúng chuyên môn, đúng với tinh thần của thông báo số 01 nói trên".
Dự kiến, ngày mai (27/8), phía Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT TPHCM sẽ gặp gỡ phụ huynh N.M.D, tổng hợp phần giải trình của các bên, cũng như tổng hợp phần chấm điểm, giám định độc lập này, báo cáo với Sở VH-TT TPHCM, trước khi có kết luận về vụ việc.
" alt=""/>Chấm điểm lại vụ tố gian lận ở giải karate trẻ TPHCM: Trọng tài không saiÁnh Nguyệt xếp thứ 37 ở vòng loại nội dung cung một dây ở Olympic 2024 (Ảnh: Getty)
Còn ở Olympic 2024, thành tích của Ánh Nguyệt đã được cải thiện. Cô giành 648 điểm và xếp thứ 37. Điều này giúp cho cung thủ người Việt Nam dễ thở hơn ở vòng đấu tiếp theo. Theo đó, cô chỉ đụng độ với người xếp hạng 28 là cung thủ Fallah Mobina (Iran). Đây không phải là đối thủ quá mạnh và cơ hội chiến thắng của Ánh Nguyệt có thể xảy ra.
Ở vòng đấu loại trực tiếp, hai cung thủ thi đấu tối đa năm set. Mỗi set bắn ba mũi tên để tính tổng điểm. VĐV thắng sẽ được 2 điểm, hòa được 1 điểm. Người nào đạt 6 điểm trước sẽ thắng chung cuộc. Nếu hòa 5-5 sau năm set, hai cung thủ sẽ bắn loạt tie-break với một mũi tên. Ai bắn gần tâm nhất sẽ giành chiến thắng.
Ngoài việc nỗ lực ở nội dung cá nhân, Ánh Nguyệt và Quốc Phong (cung thủ thi đấu ở nội dung cung một dây nam) cần cố gắng đạt tổng điểm tốt nhất có thể để lọt vào nhóm 16 cặp cung thủ thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp (diễn ra vào ngày 2/8).
Thành tích của Ánh Nguyệt qua từng lượt bắn (Ảnh: Olympic).
Ở Olympic 2020, bộ đôi VĐV Việt Nam chỉ đứng thứ 23/29 ở tổng điểm nam nữ và không thể tiếp tục thi đấu nội dung đồng đội hỗn hợp.
Ở nội dung cung một dây nữ, cung thủ Hàn Quốc, Lim Si Hyeon đã thiết lập kỷ lục thế giới. Cô đã hoàn thành 72 lượt bắn ở vòng loại với 694 điểm. Với thành tích này, cô đã phá kỷ lục cũ được thiết lập bởi đồng hương Kang Chae Young (692 điểm) vào năm 2019.
Lim Si Hyeon sinh năm 2003. Cô là ứng cử viên nặng ký cho tấm huy chương vàng (HCV) Olympic 2024. Một năm trước, ở đấu trường ASIAD, VĐV Hàn Quốc đã xuất sắc giành HCV. Trong trận chung kết, Lim Si Hyeon đánh bại đồng hương An San (giành 3 HCV Olympic 2020), với tỷ số áp đảo 6-0.